Blast :

Phía trước là bầu trời...

QuickComments



Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Mỗi con người có 1 số phận

"Mỗi con người có 1 số phận"

 Chẳng hiểu từ bao giờ, tôi luôn nghĩ về câu nói này của Bố Già mỗi khi tôi suy ngẫm về cuộc đời.

 Nếu số phận là hiện tại.
 Thì người ta chỉ tiếc nuối, chỉ ân hận quá khứ khi người ta không hạnh phúc, không hài lòng với hiện tại của mình. Vẫn biết quá khứ chẳng thể thay đổi bằng 1 câu "giá như", nhưng đó cũng là 1 liều thuốc giảm đau cho hiện tại.
Và liều thuốc giảm đau nào chẳng có tác dụng phụ - gây nghiện, nhất thời, và lại đau đớn hơn.
 Thỉnh thoảng tôi có vào blog của 2 bạn, đọc những điều nhỏ nhặt, nghe 1 vài bài hát, và biết về những dự định cho hạnh phúc be bé của 2 người : mua nhà, "săn rồng", hay đi du lịch đâu đó... Tôi thấy vui khi biết bạn hạnh phúc, khi biết bạn được yêu thương và che chở.
 "Mỗi con người có 1 số phận", mỗi chúng ta ai cũng có 1 hạnh phúc cần phải vun vén.

 Nếu số phận là đời người.
 Tôi chẳng có tư cách, cũng chẳng muốn phải thương hại ai cả. Những người mạnh mẽ, không phải là những người không bao giờ khóc. Thật đáng tiếc nếu một người không bao giờ biết khóc, và nhất lại là con gái. Liệu có bao giờ em tìm thấy những rung cảm, những chân thành nếu em cứ khoác cho mình sự giả tạo và thực dụng.
 "Mỗi con người có 1 số phận".
Tôi chỉ không muốn nhìn thấy em như thế.

 Nếu số phận là nơi để trở về. Người đàn ông nào cũng cần có sự tự tin của mình. Tôi đã từng đánh mất điều đó. Để rồi để mất luôn cả sự yên ổn và dịu dàng của trái tim. Nơi trở về là nơi để người đàn ông tìm lại những điều đã đánh mất.
 "Mỗi con người có 1 số phận".
Và tôi phải trân trọng hết mức hiện tại của mình :).
Đọc tiếp !

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Phiếm - Thiên tài

"thiên tài là 1% trí tuệ và 99% mồ hôi" (Edison).
Khi bé không bao giờ tin câu này.
Càng lớn, càng thấy mình bé nhỏ, thì càng thấy câu này đúng :).
Còn nhiều thứ phải học lắm, Rock ạ :(.
Đọc tiếp !

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Zemi là gì ?

Học năm 3, bắt đầu vào lab, bắt đầu đối mặt với zemi hàng tuần.

Cũng đã được hơn 1 tháng rồi, mà thấy mấy đồng chí Nhật có vẻ chưa thông nhỉ :D.

Zemi để làm gì mà tại sao mỗi tuần ta phải nói rã họng trong 1 tiếng ?

Nhớ lại 1 chuyện chẳng liên quan mấy. Có lần ăn cơm với lão béo, mình khoe mua cái Kindle để đọc sách. Lão hỏi cái kindle đấy là cái gì ( đúng dân Hoá !!!). Mình giải thích một hồi, miêu tả 1 hồi, lão vẫn không tưởng tượng ra được. Cuối cùng lão phán 1 câu ( thực ra là của sensei lão ấy nói với lão ấy ;)) ): “em chưa hiểu hết về cái kindle của mình, nếu hiểu được, thì em phải giải thích cho người khác được. Còn nếu không giải thích được thì có nghĩa là em chưa hiểu gì”.

Nói lan man, giờ quay lại chủ đề chính, zemi để làm gì ?

Theo mình, zemi có 2 mục đích quan trọng nhất : thứ nhất, thông báo cho thầy và mọi người trong lab biết được trong tuần vừa qua ta làm được gì, học được gì. Điều này rất quan trọng, vì khi vào lab rồi là tự mình nghiên cứu, tự mình học là chính, chẳng bao giờ thầy đoái hoài đến để trả lời những câu thắc mắc của mình. Thế nên nếu không có zemi, thì chẳng ai biết được ai đang làm gì, và đang làm như thế nào. Thế nên, trang đàu tiên của slide của mình bao giờ cũng bắt đầu bằng trang : “tuần vừa qua đã làm những gì”. 1 cái nhìn khái quát và đơn giản để mọi người đều hiểu được. Mình đã làm như thế 1 tháng qua, tức là 4 lần zemi, thế nhưng không thấy 1 chú Nhật nào bắt chước theo dù thầy rất tâm đắc. Các chú ấy thường vào zemi phát là công thức, luận văn. Ừ thì cao siêu đấy, nhưng cả tháng chỉ đọc có 1 luận văn thôi à ?

Nhưng nếu chỉ tổng kết việc đã làm, thì zemi chỉ gói trong 5 phút và 1 trang slide là xong. Thế tại sao lại cần đến 1 tiếng / 1 tuần ?

Mục đích quan trọng nhất của zemi là rèn luyện khả năng giải thích cho người khác hiểu. Tôi hiểu là 1 chuyện, còn tôi giải thích cho người khác hiểu lại là chuyện khác. Ở Vn có 1 quan niệm sai lầm, là cứ đồng chí nào giải thích loạn lên, không ai hiểu được thì được cho là thông minh, còn người nghe không hiểu được thì người nghe là dốt. Thực ra không phải. Người thông minh và hiểu vấn đề 1 cách thực sự, phải là người biết cách trình bày, biết chia nhỏ vấn đề ra để giải thích 1 cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Cũng không phủ nhận trình độ của người nghe phải đạt đến 1 ngưỡng nào đó, nhưng điều cốt lõi vẫn là cách giải thích của người nói.
So sánh 2 cách làm zemi của mình với các bạn Nhật.
Các bạn ấy thường đọc sách, rồi như 1 cái máy OCR, cứ thế gõ y hệt trong sách giáo khoa ra slide. Nhiều lúc nhìn slide toàn chữ là chữ. Mình lẩm bẩm : thà đưa tao quyển sách tao đọc còn nhanh hơn. Thực vậy, các bạn ấy viết quá nhiều, không chọn lọc, thậm chí có khi chính các bạn ấy cũng không hiểu nhưng vẫn đưa lên.
Mình thì khác, tuân thủ nguyên tắc 6x6, tức là 1 trang không quá 6 dòng, 1 dòng không quá 6 từ. Máy của lab sử dụng ubuntu, không phải windows nên không hiển thị ppt 1 cách chính xác được, nhưng mình vẫn công phu sử dụng size chữ, màu sắc và animations. Điều này khiến thời gian mình bỏ ra để làm slide luôn nhiều hơn các bạn ấy. Nhưng bù lại mình luyện kĩ năng trình bày slide nhiều hơn. Ngoài ra, là 1 DHS, nhược điểm về ngôn ngữ là tất yếu, có 1 slide trực quan dễ hiểu, dễ quan sát sẽ bổ trợ rất nhiều trong việc giải thích.
1 tuần 1 buổi zemi, mình thấy tiếng Nhật của mình lên nhiều :D, quan trọng nữa là sự tự tin khi nói và giải thích cho người khác. Càng nghĩ càng thấy đó là 1 kĩ năng vô cùng quan trọng. Không chỉ là giáo viên mới cần, mà bất cứ một công việc nào cần làm việc theo nhóm, hay đơn giản là giao tiếp xã hội thôi, kĩ năng giải thích và thuyết phục cũng là không thể thiếu.
Mình thấy nhiều DHS lãng phí những buổi zemi như thế vì mặc cảm ngôn ngữ. Điều đó thực sự đáng tiếc .
Đọc tiếp !

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Phiếm - khoảng lặng

Trong 1 đêm tôi ngồi viết report, chợt nhớ tới blog của mình.

Có người bảo tôi có lẽ đã bỏ cái blog này :D. Không, tôi chẳng đi đâu cả, chỉ đơn giản là không có thời gian và cũng không có gì đáng để viết.

Giờ viết 1 điều gì đó với tôi thật khó. Tôi cũng không hiểu tại sao. Chỉ là, có lẽ tôi cảm thấy đủ bình yên để không viết nữa.

...
Tôi chọn con đường khó. Thầy nghiêm khắc nhưng lại đặt nhiều kì vọng vào tôi. Điều đó khiến tôi phải cố gắng gấp 2,3 lần người khác. Bây giờ, thời gian tôi ở Lab, ở thư viện có lẽ còn nhiều hơn thời gian tôi ở nhà.

Tôi có mục tiêu để phấn đấu, để quyết tâm và cố gắng. Tôi thấy thực sự đam mê và hứng thú với công việc mình đang làm. Điều đó, tốt.

Trái tim tôi cũng thế. Bình yên, dịu dàng.

Khoảng lặng của blog có lẽ sẽ còn dài :).
Đọc tiếp !